Đặt vé tại Sài Gòn 0934 476 522
Đặt vé tại Hà Nội 0903.295392
Liên hệ đặt vé toàn quốc 0979 765 119

Hành Trình khám phá Hội An

Thành Phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông. 
 
 
 Dưới thời vương quốc Chăm Pa (Thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm ấp Phố, Hội An đã từng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam thần tài lộc Kubera, tượng voi thần...) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại Việt, Trung Ðông thế kỷ 2-14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiết từng có một Lâm ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh.
 
 
Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với "con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp... tấp nập đến đây giao thương mậu dịch.
 
Theo các nguồn sử liệu, lượng tàu thuyền vào ra bến cảng tấp nập đến nỗi cột buồm của chúng "như rừng tên xúm xít" (Thích Ðại Sán - Hải ngoại ký sự), còn hàng hóa thì "không thứ gì không có", nhiều đến mức " cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được" (Lê Quý  Ðôn - Phủ biên tạp lục). Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị-thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á, là cơ sở kinh tế trọng yếu của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn ở Ðàng Trong.
 
Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, "cảng thị thuyền buồm" Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của mình cho " cảng thị cơ khí trẻ"ớ Ðà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung - cận đại dưới tác động của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời. 
 
 
Di tích lịch sử:
 
 
Chùa cầu 
 
 
Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến.
 
 
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại.
 
 
Nhà cổ quân Thắng
 
 
 
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. 
 
 
Chùa ông Hội An
 
 
 
 Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
 
Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao. Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.Chính điện còn có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố – con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa.
 
 
Văn miếu thánh Cẩm Phô
 
 
 
 Miếu Văn Thánh Cẩm Phô được cộng đồng người Việt, cụ thể là cư dân cựu xã Cẩm Phô khởi dựng tự năm nào hiện chưa tìm ra cứ liệu chứng minh. Địa chỉ hiện tại: 32 đường Hùng Vương, khối 3, thành phố Hội An.
 
 
Miếu ông địa
 
 
 
 Người Hội An đa phần thờ ông Địa tại gia. Có nhà thờ ngài chung với Thần Tài ngay trên nền giữa nhà trong một cái khóm có dáng một cái bàn; người khác, thường là không buôn bán (và cả không mánh mung) lại phối thờ ngài chung nơi trang thờ Táo Quân gồm 3 vị: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.
Đó là cách thờ của hầu hết người trong phố.
Ra khỏi phố xá, vùng ngoại ô, điển hình là dân Trường Lệ, người ta nhiều đời quanh năm sống bám vào đất. Người ở đây thường nghèo khó, và những ai may mắn thoát nghèo hay học hành có chút danh phận thì vội vàng lìa xứ cho mau. Nên ở đây, đất với người như thịt liền da. 
Đất nuôi người, người phụng thờ đất.
 
 
Danh Thắng:
 
 
Khu du lịch biển Hội An
 
 
 
Nếu như phố cổ Hội An cổ kính, tĩnh lặng thì Khu du lịch biển Hội An trẻ trung và sống động, hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ trong lành và không gian rộng mở. Đây là bãi tắm lý tưởng rộng chừng vài mươi hecta, với dải cát trắng mịn, nước trong xanh, luôn đứng mặt trời chiếu sáng và lộng gió. Những năm qua, cảnh quan và môi trường nơi đây liên tục được cải thiện. Nhiều công trình phục vụ du lịch mọc lên: Khu du lịch Cẩm An, Victoria Hội An Resort... với những ngôi biệt thự mang dáng dấp làng quê Việt Nam nằm bên dòng sông Hoài hay bên bãi biển Cửa Đại đẹp và hữu tình. Dọc theo bờ cát trắng trải dài của biển, khu nghỉ mát Thắng Lợi được xây dựng như một làng ngư truyền thống, với những đường phố và ao hồ nhỏ bé đáng yêu, những ngôi nhà mái ngói xinh xắn. Các phòng của khu nghỉ mát rộng rãi, đa dạng kết hợp giữa phong cách Nhật, Pháp cổ điển, Việt Nam cổ xưa; kết hợp giữa sự tao nhã của nghề thủ công địa phương với sự tiện nghi hiện đại của tiêu chuẩn quốc tế làm tăng thêm vẻ đẹp vốn có nơi đây.
 
 
Cù lao chàm
 
 
 
Nằm cách Hội An chừng 25 hải lý (10km), cù lao Chàm chỉ rộng vẻn vẹn chừng 15km2, có gần 2.900 dân, sống như biệt lập với đất liền. Có lẽ vì thế mà cảnh sắc nơi đây vẫn còn giữ được vẻ hiền hoà, thuần khiết và nhuốm màu hoang sơ, gợi cho du khách khát vọng khám phá.
 
Hệ thực vật các hòn đảo nơi đây thật đa dạng với cây cối xanh tươi bao bọc quanh hòn Lao, hòn Dài, hòn Chồng, hòn Yến... Đặc biệt, du khách có thể cảm nhận và tham gia sinh hoạt, hoà mình vào lối sống mộc mạc, chất phác của ngư dân vùng đảo. Chuyến tham quan bắt đầu lúc 8 giờ sáng, xuất phát từ cửa Đại, điểm đến là bãi Bìm - một bãi biển hoang sơ, vắng bóng dân cư, chỉ toàn cát trắng, cây xanh và mây trời, như một ốc đảo nhỏ
 
 
Rừng dừa bảy mẫu
 
 
 
 Rừng dừa 7 mẫu thuộc thôn 2, xã Cẩm Thanh Hội An.Cách phố cổ 3 km về phía Đông, xưa kia có khoảng 7 mẫu dừa nước nên có tên là Rừng dừa 7 mẫu, đến nay đã phát triển lên gần gấp đôi. Rừng là vùng sinh thái nước ngập mặn gần Cửa Đại nên rất phong phú thực vật, động vật nước lợ.
 
Cách phố cổ 3 km về phía Đông, xưa kia có khoảng 7 mẫu dừa nước nên có tên là Rừng dừa 7 mẫu, đến nay đã phát triển lên gần gấp đôi. Rừng là vùng sinh thái nước ngập mặn gần Cửa Đại nên rất phong phú thực vật, động vật nước lợ. Khi nước triều lên, cá, tôm, cua,... tập trung về kiếm ăn, các loài chim sinh sôi nảy nở. Khi nước triều rút còn lại trơ lại các lạch nhỏ, nước nông, thấy các loại động vật lao xao đi lại làm các cuộc trốn tìm. Dưới tán lá dừa cao vút, những chiếc thuyền nhỏ chở du khách như trôi giữa cao xanh vời vợi đầy cảm hứng, giúp mọi người tạm vơi đi những nhọc nhằn của cuộc sống xô bồ vất vả, chuẩn bị sức lực cho những ngày làm việc mới
 

 

Ngày đăng: 11/09/2014
Lượt xem: 0
Top

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ:

Mr Dung
0979765119



Danh mục bài viết

Quý khách có thể trực tiếp liên lạc tại phòng vé