Đặt vé tại Sài Gòn 0934 476 522
Đặt vé tại Hà Nội 0903.295392
Liên hệ đặt vé toàn quốc 0979 765 119

CỬU ĐỈNH Ở THẾ MIẾU - HUẾ ĐÃ ĐƯỢC ĐÚC NHƯ THẾ NÀO ?

I.  Vé máy bay đi Sài Gòn, Hà Nội... - Vé máy bay nội địa

A. Cách tra giá vé và đặt vé máy bay online   B. Cách thức thanh toán C. Quy định về giấy tờ tùy thân D. Hệ thống tài khoản ngân hàng  

1. Tin hàng không mới nhất  2. Ẩm thực  3. Du lịch  

--------------------------------------------------------------------

Miền Bắc

vé máy bay đi Hà Nội  -    Vé máy bay đi Điện Biên  -  Vé máy bay đi Hải Phòng  -  Vé máy bay đi Thanh Hóa

Miền Trung

Vé máy bay đi Vinh  - Vé máy bay đi Đồng Hới  -  Vé máy bay đi Huế  -  Vé máy bay đi Đà Nẵng -  Vé máy bay đi Chu Lai -  Vé máy bay đi Quy Nhơn   -  Vé máy bay đi Tuy Hòa  - Vé máy bay đi Pleiku

Miền Nam

vé máy bay đi Sài Gòn  -    Vé máy bay đi Nha Trang  -  Vé máy bay đi Buôn Mê Thuột  -  Vé máy bay đi Đà Lạt -  Vé máy bay đi Cần Thơ  -   Vé máy bay đi Cà Mau   -   Vé máy bay đi Côn Đảo  -  Vé máy bay đi Phú Quốc  -  Vé máy bay đi Kiên Giang

-------------------------------------------------------------------

Vé máy bay Viet Nam Airlines  - Vé máy bay VietJet Air  -   Vé máy bay Jetstar Pacific

-------------------------------------------------------------------

Danh sách 21 sân bay ở Việt Nam

-------------------------------------------------------------------

 
 
 
                                       
            Ở Khu Thế Miếu trong Đại Nội Huế có 9 cái Đỉnh đồng lớn, gọi là 9 đỉnh triều đại, người dân gọi nôm na là Cửu Đỉnh. Năm 2012 Cửu Đỉnh  được tôn vinh là báu vật quốc gia..Mỗi cái nặng trên 2 tấn, được khởi đúc từ cuối năm 1835, hoàn thiện xong tháng 3- 1837 .Cứu Đỉnh tượng trưng cho sự trường tồn của Vương quốc Đại Việt và uy quyền của triều đình.  Cửu Đỉnh  là một cụm tượng đài  hoành tráng nhất, là “ bách khoa thư” về nước Việt Nam lúc bấy giờ, là công trình văn hóa lớn nhất , để đời của Vua Minh Mạng. 
 
Theo sử sách nhà Nguyễn, ý tưởng thiết kế Cửu Đỉnh là của vua Minh Mạng .Vua trực tiếp chọn các hình ảnh và giao cho Bộ Công  chỉ đạo thợ đúc đồng Phường Đúc Huế thực hiện. Chỉ dụ của Vua đặt tên cho từng Đỉnh theo thứ tự : Đỉnh lớn ở giữa là Cao Đỉnh, tượng trưng cho sự Vĩ Đại, đỉnh cao 2,02 m, đường kính 1,61 m;   đến Nhơn Đỉnh (tượng trưng Đức ), cao 1,9m, đường kính 1,62 m; Chương Đỉnh ( Anh sáng) : 1,88 m và 1,6 m; Anh Đỉnh ( Hiển đạt): 1,875m và 1,61 m; Nghị Đỉnh ( cương nghị) : cao 2,08 và 1,63; Thuần Đỉnh ( Tinh Khiết): cao 1,88 và 1,60; Tuyên Đỉnh ( tinh thông) : 1,98 m- 1,60 m; Dũ Đỉnh ( phong phú) ; Huyền Đỉnh ( tinh thông): cao 1,88m và 1,61 m.
 
Nhà nghiên cứu L. SOGNY ( Pháp) cho rằng, mỗi đỉnh tượng trưng cho một ông vua ( Như Cao Đỉnh là Gia Long, Nhơn Đỉnh là Minh Mạng.v.v.) .Nhưng  Cửu Đỉnh được đúc năm 1835, làm sao vua Minh Mạng biết được Triều Nguyễn có 9 vua để tìm hình ảnh tượng trưng ? ( Thực tế có 13 đời vua) . Cũng chưa ai giải thích vì sao chiều cao, đường kính của các đỉnh sau Cao Đỉnh lại khác nhau và không theo một trật tự ưu tiên nào ?. Vua xuống chiếu : “Trên các đỉnh phải khắc các hình núi , sông, người và động vật. Không chỉ phải khắc cho đủ mà còn phải chạm rõ ràng đúng vị trí để ghi nhớ tài liệu và cho rõ là của ai” . 
 
Có 17 mô típ ( nhóm hình ảnh)  vừa cụ thể vừa tượng trưng nhằm kỷ niệm năm Minh Mạng thứ 17. Các nhóm hình ảnh gồm có trời, đất, núi sông, sản vật, vũ khí...Trời trên Cửu đỉnh gồm các hình tượng mặt trời, mặt trăng, gió, mây, sấm, sét, các sao kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Đối diện với Trời là Đất gồm các hình ảnh  Sông (Tiền Giang, Hậu Giang, sông Mã, sông Hồng, Bạch Đằng Giang, sông Hương...), Núi (Hồng Lĩnh, Tản Viên, Đèo Ngang, núi Đại Lãnh, Hải Vân...).Sau sông núi là các loại gỗ quý, cây ăn quả, cây thực phẩm, muông thú trong rừng, chim chóc trên cây, tôm cá dưới nước, hoa cảnh, vật nuôi, cây thuốc, thuyền buồm...Nhóm hình ảnh thứ 17 là vũ khí gồm kiếm, cung, giáo, súng thần công... Tổng số đồng để đúc 9 đỉnh là 22.473kg .Tổng số các hình ảnh trong 17 nhóm trên là 153 hình ảnh chạm khắc nổi với hàng ngàn đường viền, đường lượn , hoa văn vô cùng tinh xảo..  Một câu hỏi đặt ra là cách đây 168 năm, trong điều kiện thủ công vô cùng lạc hậu , bằng phương thức nào, thợ đúc đồng Huế đã thực hiện tuyệt vời ý đồ thiết kế của nhà Vua , tạo nên công trình đúc đồng lớn tuyệt mỹ như vậy ?
 
          Ông P. CHOVET, Hiệu trưởng Trường Bách Công Huế vào đầu thế kỷ, trong tập san Những người bạn Cố Đô Huế năm 1914 ( BAVH- Bản dịch của NXB Thuận Hóa, 1998) đã có bài mô tả kỹ thuật đúc Cửu đỉnh xưa. Tài liệu cho bài viết của P. Chovet do ông Nguyễn Xuân Thiều, Thị lang công trình công công, ngày trước từng phụ trách việc đúc tiền của Triều đình cung cấp. Theo ông P. Chovet thì những người thợ đúc đồng Huế đã đúc kim loại theo phương pháp từng mảnh nhỏ. Hệ thống gồm có lò bệ và lò nấu. Lò bệ gồm 2 ống gắn trên cái bệ. Bên trong có pittông, có hộc nén khí và có 2 ống thổi nối với lò nấu. Lò nấu đồng là loại lò nhỏ, chiều cao không quá 1 mét, gọi là lò nồi.  Lò nồi này bằng đất sét đặt trên hai thanh gỗ để kê và cho mẻ đúc chảy qua. Phía trong là một hỗn hợp đất và than củi nghiền với nhau làm nhiên liệu. Để nấu lò nồi ấy  phải có một ống tròn bằng đất đặt lên trên, trong đó có một ống tròn nhỏ nối với lò bệ để thụt thổi gió vào. Người chất than củi, mồi lửa và thổi gió. Khi tất cả đã đỏ đều thì cho những mảnh đồng vào. Nồi nấu chứa kim loại nấu chảy được làm sạch bụi than rồi đem đến gần nồi đúc theo các đường ray riêng. Đồng lỏng được đổ vào khuôn. Các loại lò đúc nhỏ ấy chỉ nấu  được khoảng 30 - 40kg kg đồng ( độ 4 lít) đồng mỗi mẻ. Muốn đúc một đỉnh nặng hơn 2000 kg phải nấu một lúc đến 60 lò hoặc nhiều hơnm nữa, và tất cả đều được nấu cùng một lúc. Lò đúc nếu đặt cao hơn mặt đất, người ta phải làm giàn giáo hay mặt phẳng nghiêng để vận chuyển đồng lỏng lên.
 
          Phức tạp và tinh xảo nhất là công đoạn làm khuôn. Xưởng làm khuôn đúc ngày xưa đặt tại vùng Canh Nông ( Đại học Nông lâm Huế bây giờ). Theo P.Chovet thì “ cách xây các khuôn đúc của những người thợ Việt Nam lúc bấy giờ đã đạt đến trình độ điêu luyện ngang với thợ đúc Châu Âu !”. Các khuôn đúc các cỡ đúng theo bản vẽ đã được đúc sẵn trên bệ gỗ, chạy tròn theo trục đứng của đỉnh. Người ta nhồi đất vào, nén theo dáng hình đúc. Khuôn đúc làm bằng nhiều mảnh, khi đúc ghép lại rất khớp theo bản vẽ. Các chân và quai đỉnh thì đúc riêng rồi khớp với đỉnh ở khuôn chung. Việc chạm trổ, khắc tạc hình ảnh, đánh bóng chiếm nhiều thời gian nhất do khối lượng công việc lớn, đòi hõi kỹ thuật cao chính xác , tỉ mỉ. Công việc nấu đồng, làm khuôn và đổ đồng vào khuôn phải có sự chỉ dẫn của các quan phụ trách đúc để đảm bảo chính xác và ăn khớp. Trong khi đúc các khuôn đúc phải lật ngược, nghĩa là chổng chân lên trời. Người ta chọc thủng lỗ ở một chân khuôn để cho đổ đồng vào khuôn, còn các chân khách dùng làm chỗ thoát không khí trong lò đúc. Còn các hình chạm nổi  trên đỉnh thì người ta gắn các tấm bảng đồng nhỏ, hình nổi, sau đó mới chạm các hình và chữ nổi.
 
          Cửu Đỉnh được đúc trong 6 tháng , từ tháng Chạp 1835 đến tháng 6 - 1836, sau đó trang trí chạm trổ thêm 9 tháng nữa, đến tháng 3- 1837 mới hoàn thiện. P. Chovet nhân xét: ” Nhìn chung toàn bộ giống hệt hình thu gọn hệ thống hiện đại của lò đúc sắt hiện nay ở Pháp ( 1914) ...Cách làm của các thợ chạm An Nam không khác biệt các phương pháp áp dụng của thợ chạm Châu Âu. Có một chi tiết khá hay là các đũa và dao chạm đều do thợ tự làm bằng tay một cách thô sơ bằng cách dùng búa tán !“
 
          Cửu Đỉnh là cụm tượng đồng  đạt đến trình độ tinh xảo nhất của nghệ thuật đúc đồng thế kỷ XIX. Bằng tất cả sự khéo léo tài nghệ, thợ đúc đồng Huế đã đúc nên tuyệt tác Cửu Đỉnh làm cho người Châu Âu phải kinh ngạc thán phục suốt hơn một trăm năm mươi năm qua !
Ngày đăng: 30/11/2014
Lượt xem: 0
Top

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ:

Mr Dung
0979765119



Danh mục bài viết

Quý khách có thể trực tiếp liên lạc tại phòng vé